Biện minh cho đạo sách !
Bạn Quý cũng có ý kiến chung quanh việc giáo sư đạo sách, nhưng em này có cái nhìn bi quan hơn.
Thôi, tôi mời các bạn đọc. Tôi sẽ quay lại đề tài này nay mai. Bây giờ phải lo chuyện “cơm áo gạo tiền” rồi.
NVT
===
Anh Tuấn này! Đúng là sách giáo trình ở VN toàn là “chôm” của người ta không hà. Em nghĩ ông GS T rất dại khi la làng lên như vậy. :-) Ví dụ ở khoa em, mấy anh cũng dịch từ sách nước ngoài, rồi chêm thêm một số ví dụ minh họa của mình rồi in thành sách! Người ta in sách để đối phó tính điểm nhận chức phó giáo sư và giáo sư thôi anh à.
Ở VN mình được mấy ai có đủ tầm cỡ, bề dày nghiên cứu và khảo cứu để viết sách? Mình thiếu từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng. Chưa kể nhiều giáo sư không đọc rành ngoại ngữ nữa, dịch được sách cũng xem là "có cố gắng" rồi; nếu không, họ mà tự viết thì còn nguy hiểm hơn nữa. :-)
Vậy anh hãy xem như "Copy" là hình thức sáng tạo bậc thấp vậy. :-). Em nhớ, trong phương pháp luận sáng tạo, copy được xếp là bậc 5, bậc thấp nhất, có điều là nó kèm theo điều kiện phải biết áp dụng vào đúng context :-).
H.Y.
===
Thầy Tuấn kính,
Thầy hỏi còn bao nhiêu sách giáo khoa cấp đại học ở VN là sách đạo? Thầy đã phân tích tình hình công bố quốc tế của giáo sư mình rồi mà còn hỏi như thế thì em hơi ngạc nhiên. Hay Thầy giả bộ? :-) Xin trả lời Thầy là đại đa số.
Giáo sư mình có làm nghiên cứu đâu mà đủ trình độ để viết sách giáo khoa! Thầy thử đi tìm mấy cuốn sách nội khoa hoặc sách ngoại khoa đi. Thầy sẽ thấy toàn là sách dịch, mà dịch có khi không chính xác vì giáo sư mình làm gì có đủ chuyên sâu để hiểu. Thầy thử lấy vài cuốn về sinh học phân tử đọc xem, vui lắm, ngớ ngẩn lắm.
À, còn chưa nói đến những bài nói chuyện cho các công ty dược của các thầy cô mình cũng toàn là ăn cắp. Thầy biết không, có lúc chính em soạn slides cho mấy thầy cô mà, nên em biết tỏng trình độ của mấy thầy cô mình.
Tình hình học thuật của VN mình là bótay.com rồi Thầy ơi.
Quý
Đăng nhận xét